Tại sao không nên theo đuổi một số giấc mơ nhất định

Gần đây một người bạn của tôi gặp một phụ nữ khi anh ta đi du lịch ở nước ngoài. Ngay lập tức họ có phản ứng hóa học và quyết định giữ liên lạc sau khi anh ta kết thúc kỳ nghỉ. Một số thang strooi qua, anh bạn tôi cảm thấy ngày càng bị cuốn hút bởi người phụ nữ này và phát biểu rẳng anh ấy chưa từng biết một người nào như vậy. Dĩ nhiên có thể nhận thấy cảm xúc của anh là chín chắn, vì cả hai đều phải đấu tranh để liên lạc với nhau mặc dù múi giờ chênh lệch. Rất nhanh chóng, mặc dù sống ở hai lục địa khác nhau, họ đi đến một kế hoạch là sẽ gặp lại nhau.

Rồi đến thời điểm, anh bạn tôi đi xa đến mức nói với tôi rằng anh ấy sẽ sắp xếp công việc để anh ấy có thể làm việc tại quốc gia mà người phụ nữ kia đang sống vài tháng mỗi năm để đảm bảo mối quan hệ này thành hiện thực. Đây thực sự là một quyết định quan trọng – đặc biệt đến từ một người bạn mà tôi đã biết là con người cực kỳ cam kết.

Cuối cùng họ cũng tìm ra giải pháp. Anh ấy có một chuyến công tác nước ngoài. Và anh ấy có thể nghỉ tuần sau đó tại một thị trấn ven biển gần đó và sắp xếp để cô ta bay đến đó theo chương trình tính điểm bay của anh bạn tôi. Cô ấy dường như rất xúc động và nhận lời. Anh ấy thuê một căn phòng lãng mạn, một số dịch vụ massage ở spa ngay tại khách sạn, lịch trình dạo biển, thả bộ ban đên,v..v. Và kết hoạch chuẩn bị thành hiện thực.

Chúng ta luôn bị nhồi vào đầu rằng chúng ta nên theo đuổi những giấc mơ, luôn theo tiếng gọi của đam mê, và luôn biến hiện thực thành những gì khiến chúng ta hạnh phúc. Hầu hết các chiến lược marketing và quảng cáo đều dựa trên lý thuyết này. Chủ yếu ngành giáo dục tự phát triển bản thân cổ súy cho lý thuyết này. Và với sự ngưỡng mộ ngày càng lớn với Tim Ferriss và sự ám ảnh “thiết kế lối sống” của thế hệ này, lý thuyết này trở thành một tôn giáo.

Tạo dựng và nhận diện cuộc sống của một người được coi là sự cứu rỗi; mắc kẹt trong sự hạn chế của xã hội truyền thống coi như ở trong địa ngục.

Toàn bộ niềm tin rộng rãi ở Mỹ cho rằng ai cũng có thể đạt được những mong muốn của mình nếu người đó lao động thực sự và đủ đam mê. Thế kỷ vừa rồi đầy rẫy các quảng cáo và lý thuyết về sự thành công của các cá nhân trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chúng ta được quảng bá rằng loại kem cạo râu đó sẽ làm chúng ta “trở thành đàn ông” và nếu lái một chiếc xe thể thao khủng thì đó là cách tốt nhất để thể hiện bản thân mình.

Đó là cách hãng ô tô cố gắng quảng cáo chiếc Audi tới tay bạn với giá đặc biệt $39,000.

Nhưng lý thuyết này không chỉ áp dụng với các sản phẩm hàng hóa thực dụng. “Theo đuổi các giấc mơ” còn là tôn giáo bao trùm các mối quan hệ của chúng ta. Chẳng phải chỉ trong vài thập kỷ gần đây tình yêu lãng mạn mới trở thành phần thưởng và là điều kiện tiên quyết duy nhất đánh giá một mối quan hệ hạnh phúc.

Cô đơn ư? Hãy yêu đi và bạn sẽ hạnh phúc! A lê hấp.

Rồi sẽ đến thời điểm mà trên thực tế, điểm nổi của mọi nền văn hóa đều dựa trên ý tưởng rằng tình yêu lãng mạn là một biện minh cho bất kể hành vi loạn thần kinh nào.  

Ý tưởng đằng sau tất cả những giả định này là gì? Bạn xứng đáng với những giấc mơ của mình. Bạn nợ điều đó với chính bản thân mình rằng bạn phải theo đuổi những giấc mơ của mình bằng mọi giá. Hãy đạt được những giấc mơ của mình và chúng cuối cùng sẽ là bạn hạnh phúc mãi mãi.

Cho dù giấc mơ của bạn là sự nghiệp mới, là một người mặc đẹo nhất trong bữa tiệc, đạt độ giác ngộ cao, hoặc hẹn hò với nửa số phụ nữ trên hành tinh này, dù là gì, chúng ta được dạy rằng chúng ta nợ những điều này với chính bản thân mình và hãy làm mọi điều để đạt được chúng. Chúng ta sẽ là một loại thất bại nào đó nếu chúng ta không thực hiện những giấc mơ của mình (nào bây giờ thì hãy mua loại kem hemorrhoid này vơi sgias $19.95.)

Mục đích của những mơ ước hão huyền

Trong cuốn sách Phụ nữ muốn gì của mình, tác giả Daniel Bergner đã phỏng vấn hang trăm phụ nữ về đời sống tình dục của họ và các giấc mơ về tình dục. Tôi thấy một điểm trong cuốn sách đặc biệt thú vị, như sau:

Một phụ nữ trẻ sống ở TP New York City có một mơ ước tình dục trong nhiều năm. Nội dung mơ ước của nàng này là khi nang fđến một quán ăn sang trọng và khi nàng đi vào nhà vệ sinh, trước khi nàng kịp đóng cửa nhà vệ sinh thì gã bồi bàn đẹp trai đã vào theo nàng và đẩy nàng vào tường rồi làm tình dữ dội với nàng từ phía sau. Trong một số mơ ước điên rồ khác, có thêm một gã bồi bàn thứ hai. Trong một số mơ ước hão huyền khác thì có thêm người bì mật theo dõi, v..v. Và cho dù có khác nhau tí chút trong mấy mơ ước hão huyền trên, thì cuối cùng luôn là gã bồi bàn hét lên sung sướng và xuất tinh vào trong nàng.

Vậy là trong một dịp sinh nhật của nàng, một nhóm bạn tổ chức một bữa tiệc cho nàng tại một nhà hàng ở Brooklyn. Vì nàng là nghệ sĩ nên tôi cho rằng nàng chơi với một số người khác là tự do trong tư duy. Rất nhiều người trong số bạn của nàng là dân đồng tính, bao gồm gã bạn thân nhất. Và dã bạn thân này nói rằng họ sẽ có món quà bất ngờ cho nàng, nhưng sẽ là ở giây phút bất ngờ nhất.

Nửa chừng bữa tiệc, gã bạn thân trêu chọc nàng về món quà và nói rằng nàng sắp nhận được nó rồi. Gã bồi bàn của bữa tiệc tiến đến sau nàng và thì thầm vào tai nàng “bà nên vào nhà vệ sinh”. Nàng đứng tim. Ngay lập tức nàng hiểu “món quà” là gì. Gã bồi bàn trông rất hấp dẫn, đúng kiểu nang fthichs, đúng mẫu đàn ông nàng thường mô ước. Gã bạn thân bắt đầu cười đểu “bà có dám đi hay không?”

Nàng đứng phắt dậy, tim đập thình thịch, và đi vào nhà vệ sinh. Ngay trước khi cửa kịp đóng sau lưng nàng, gã bồi bàn đầy cử và bước vào. Gã chốt cửa và nhìn vào mắt nàng. Nàng thấy không thể thốt lên lời, bất lực và hồi hộp. Gã ôm cứng lấy nàng và bắt đầu bhoon nàng cuồng nhiệt. Nàng hôn lại, nhắm mắt, tơi vào giấc mơ êm đền, không phân biệt nổi tưởng tượng và thực tế. Gã bồi bàn bắt đầu kéo khóa quần và lấy vũ khí ra, hắn đã thực sự sẵn sàng.

Ngay khi hắn áp sát, nàng thấy không thể làm việc này. Nàng tránh cái ôm của gã. Nàng không thể. Hắn cố gắng làm lại, nàng đẩy hằn ra và hổn hển “tôi không thể làm việc này”. Hắn nhìn nàng với ánh mắt bối rối nhưng vẫn trả lời “dĩ nhiên là bà có thể” và cố ôm nàng lần nữa. Nàng vội vã “Không, không, tôi đã có bạn trai” Gã nhìn nàng trong một giây, bối rối, “bà có chắc không?” nàng trả lời” tôi chắc chắn” rồi mở chốt cử buồng vệ sinh và chạy ra ngoài.

Nếu có mơ ước hay giấc mơ không nên theo đuổi thì chính là giấc mơ về việc bị hãm hiếp. Theo nghiên cứu kể trên, ít nhất có khoảng 30% phụ nữ mơ ước mình bị hãm hiếp vào một thời điểm nào đó trong cuốc đời (một số người cho rằng con số thống kê này là hơi thấp). Bergner và các nhà nghiên cứu tình dục cho rằng lý do về những mơ ước này không hẳn là bàn thân việc bị hãm hiếp, và là nỗi mong ước cảm nhận tình trạng mất kiểm soát.

Mất kiểm soát trên thực tế rất nguy hiểm. Một người có thể bị tổn thương hay bị giết. Nhưng có thể mất kiểm soát và vẫn an toàn trong tưởng tượng của chính mình.

Lý do cho việc không phải giấc mơ nào cũng nên theo đuổi vì trong các giấc mơ không có hậu quả tiêu cực, trong khi trên thực tế thì có. Bạn có thể cảm thấy sợ hãi hoặc hoảng hốt có khi chưa cần thực sự đối mặt với hiểm nguy. Nhưng bạn cảm thấy phấn khích và hưng phấn nếu bạn biết rằng mình sẽ không bị nguy hiểm. Bạn có thể cảm nhận niềm vui và niềm tự hào của thành công khi không phải trả giá cho thành công đó.

Đôi khi mong muốn một thứ gì đó tốt hơn là có thứ đó

Đây có thể là tôi một ngày nào đó.

Trong suốt quá trình tuổi thơ và lớn lên, tôi luôn có mơ ước sẽ trở thành nhạc công – cụ thể, ngôi sao nhạc rock. Với bất kể bản ghi ta bass nào tôi nghe được, tôi đều nhắm mắt và tưởng tượng mình đứng trên sân khấu chơi đàn trong sự hò hét điên cuồng của đám đông, những người mất hết lý trí trước những ngón tay điêu luyện của tôi. Và mơ ước hão huyền này đôi khi chiếm lĩnh đầu óc tôi hàng giờ đồng hồ.

Mơ ước ấy tiếp điên qua thời kỳ tôi học đại học. Cả khi tôi không thể theo học trường nhạc và đã không còn chơi nhạc tí nào nữa. Ngay cả tới khi đó tôi cũng không bao giờ tự hỏi rằng liệu tôi có thể chơi nhạc trước đám đông la hét hay hay không và nếu có thì là khi nào. Tôi chỉ mơ hồ rằng sẽ có lúc tôi đầu tư nỗ lực và rồi giấc mơ đó sẽ thành hiện thực.

Thậm chí cho đến khi tôi bắt đầu công việc viết lách của mình, tôi có một chút tài chính và cuối cùng bắt đầu sự nghiệp nhạc công muộn màng của mình. Thậm chí đến tận năm ngoái, tôi vẫn còn mua một cây đàn ghi ta với nỗ lực nửa mùa rằng tôi sẽ tập đàn trở lại và tham gia một nhóm nhạc ở đâu đó mà là nơi tôi sẽ sống.

Nhưng bất chấp việc mơ ước suốt giấc mơ này nửa đời người, giấc mơ ấy chả bao giờ thành hiện thực. và tôi đã mất khá nhiều thời gian để hiểu ra vì sao.

Tôi KHÔNG thực sự mong muốn nó.

Tôi chỉ đơn thuần yêu cái đầu ra của giấc mơ ấy — hình ảnh của tôi trên sâu khấu, được ngưỡng mộ, tôi chơi đàn đam mê, thể hiện hết mình vào bài nhạc đang chơi — Tuy nhiên tôi không yêu cái quá trình dài gian khổ để đạt được hình ảnh ấy.

Việc hàng ngày phải khổ luyện tập đàn, những việc không tên vắt kiệt sức khi phải tìm người cho nhóm, nỗi đau khổ đi tìm hợp đồng biểu diễn vf phải giao dịch với những người sẽ tham gia và sẵn sang tham gia, những mối liên hệ đã đứt, các thiết bị hỏng hóc, rồi những buổi đi tập đàn không có xe, v…v. Đó là ước mơ trên đỉnh núi và tôi phải leo hang ngàn dặm để tới đỉnh. Và tôi mất quá nhiều thời gian để hiểu ra rằng tôi chẳng yêu quý gì chặng đường leo núi gian nan ấy. Tôi chỉ không ngừng tưởng tưởng khi mình ở trên đỉnh núi.

Văn hóa hiện nay của chúng ta, trong trường hợp này, sẽ kết luận rằng tôi đã tự đầu hang. Các kỹ thuật tự phát triển bản thân sẽ chỉ ra rằng tôi không đủ dung khí, ý chí, sự quyết tâm hay không đủ tự tin. Các chuyên gia thiết kế lối sống sẽ nói rằng tôi đã từ bỏ vai trò cốt lõi của tôi trong đời sống xã hội. Tôi sẽ được chỉ dẫn rằng tôi phải tham gia một phóm phù hợp và hãy làm gì đó đi với giấc mơ của mình.

Nhưng sự thật kém hấp dẫn hơn thế nhiều lần:

Tôi đã nghĩ tôi đã muốn một điều gì đó. Nhưng không phải, hết chuyện.

Tôi đã khám phá ra rằng giấc mơ ngôi sao nhạc rock thực ra khôn gphair nằm ở chỗ thực sự được chơi nhạc rock trên saankhaaus trước đám đông mà chỉ đơn thuần là được ghi nhận và đánh giá cao. Không phải ngẫu nhiên khi các mối quan hệ cá nhân của tôi cải thiện đáng kể, và cái mơ ước hão huyền kia dần tan mờ vào quá khứ. Mơ ước đó chỉ là đam mê tinh thần của tôi một thời kỳ chứ không phải là nhu cầu cốt lõi của bản thân.

Thực tế luôn lộn xộn

Cuối cuốn Album rất nổi tiếng Phản đối cơ đốc giáo của mình, Marilyn Manson đã có câu nói nổi tiếng “Khi tất cả các mong muốn của bạn được cho không, rất nhiều giấc mơ của bạn sẽ bị hủy diệt”.

Sau này, trong Hồi ký của mình, Ông Bác Marilyn giải thích rằng câu này có nghĩa và vì sao ông lại dung nó để chốt cuốn Album của mình.

Sauk hi đạt được hết các mục tiêu của mình — danh vọng, tiền bạc, sự nổi tiếng, vị trí xã hội, giải thưởng nghệ thuật, là ngôi sao nhạc rock — Ông rơi vào nghịch lý đau khổ nhất của đời mình. Thực tế không làm mơ ước của ông lớn lên hay đẹp hơn. Mà thay vào đó là sự căng thẳng và những nỗi đau mà ông không bao giờ tưởng tượng nổi. Và ông không thể đi ngược lại hay làm cho những người quanh ôn gthay đổi tính cách.

Trong cuốn sách đó, ông đề cập hình ảnh của ông gục xuống và khóc trên đống cocaine trong phòng thu trong khi thu âm. Bởi vì khi đã lên đỉnh cao danh vọng ở tuổi 27, ông không tìm thấy mục tiêu gì để phấn đấu trong cuộc sống nữa vì ông đạt được hết những điều ông mong muốn. Và tệ hơn nữa là kết quả trên cả mong đợi đã hủy diệt ông.

Với cá nhân tôi, tôi đã viết một bài về mơ ước được sống như một du mục kỹ thuật số — du lịch vòng quanh thế giới và làm việc trên mạng — và bây giờ mơ ước trở thành các thách thức không ngờ tới và phải thu nhỏ lại với việc giờ đây phải sống ở một chỗ. Đồng nghiệp du mục Benny Lewis gần đây cũng viết một bài về các vấn đề tương tự trong cuộc sống của tác giả này.

Sự thực là các nỗi đau, sự đấu tranh và cảm giác lực bất tòng tâm chính là thực tế của cuộc sống. Chúng ta tin tưởng rằng tác giấc mơ sẽ giải quyết các vấn đề tồn đọng của mình mà không nhận ra rằng chúng ta chỉ đơn giản tạp ra các bản sao của các vấn đề mà chúng ta đang trải qua. Chắc chắn đấy, sẽ có các vấn đề khó hơn mà các bạn phải giải quyết, và có thể là các vấn đề tệ nhất nếu định theo đuổi một giấc mơ mới. Và đôi khi chúng ta thà rằng giải quyết đống hỗn độn trong hiện tại còn hơn theo đuổi sự lý tưởng trong tương lai.

Vậy làm thế nào để biết được sự khác nhau? Làm thế nào để biết cái gì là đáng để theo đuổi? thường thì chúng ta không biết. Tuy nhiên, sau đây là vài gợi ý để giúp các bạn tìm hiểu xem giấc mơ nào của mình nên theo đuổi:

  1. Phải yêu quá trình thực hiện giấc mơ chứ không phải kết quả đạt được trong giấc mơ – Nếu bối cảnh công việc của bạn đang rất tệ vào hiện tại, thì chẳng có lý do gì để nghi ngờ nó lại không tiếp tục tệ hại cho dù bạn có đối tác mới hay bạn sẽ quản lý bộ phận bạn đang làm. Chúng ta đang sống trong xã hội dựa trên kết quả, và không may thay điều này ảnh hưởng lên hầu hết chúng ta (70% theo một số nghiên cứu) khiến chúng ta theo đuổi sai mục đích và con đường sự nghiệp.
  2. Cái gì thúc đẩy bạn? – Hãy nghiên cứu thật kỹ để hiểu được những lý do thúc đẩy bạn nhất. Đó có phải là đền bù cho những nhu cầu không được thỏa mãn? Hay là sự thể hiện chân thành của sự nhiệt tình và niềm vui? Sự thực đối với cá nhân tôi là tôi mơ ước được đứng trên sân khấu trước hang ngàn người hò hét nhưng lại chẳng có tí ti mơ ước nào về việc phải viết hay chơi các bài nhạc gây ra sự phản ứng của đám đông ấy.

Tất cả những điều này có phải có nghĩa là bạn không nên thoe đuổi cũng giấc mơ của mình? Hay đây là một loại lý thuyết đi ngược lại thế giới coi tất cả đều chả có ý nghĩa gì và đều là lãng phí cuộc đời?

KHÔNG.

Tôi chỉ đơn thuẩn muốn nhắc nhở bạn hãy cẩn thận một chút. Chúng ta bị cuốn vào cơn lốc tằng nếu chúng ta không làm cho mình trở nên đặc biệt bằng một cách nào đó, thì chúng ta có vấn đề. Nhưng, David Foster Wallace đã viết rất dài về một số anh hùng đáng chú ý nhất trên thế giới, chính là những người sống âm thầm lặng lẽ, những người sống cuộc sống giản đơn của những thành công không tên. Và không có gì sai khi sống như thế.

Quay trở lại câu chuyện của anh bạn tôi. Khi anh cho tôi biết về kỳ nghỉ mà anh đã lên kế hoạch ở biển với cô bạn gái người nước ngoài mới quen, tôi đã cực lực khuyên anh không nên thực hiện điều đó. Tôi thực sự phải dung một số kỹ thuật thành kiến tri giác, về việc khoảng cách khiến chúng ta có xu hướng lý tưởng hóa nhau, về việc mù quáng của si mê, và thường những điều này sẽ đặt tiền lệ cho mối quan hệ, v..v. và v..v.

Anh ấy nói anh ấy hiểu tất cả những thứ ấy. nhưng anh ấy chưa bao giờ gặp một phụ nữ nào như cô ấy và nếu anh ấy không ít nhất tìm hiểu kỹ hơn, anh ấy sẽ băn khoăn suốt cả cuộc đời với câu hỏi “giá như?”.

Okay, nghe hợp lý, rất đáng thực hiện. Và a lê hấp, tôi không hẳn là phê phán anh ấy. Mặc dù nếu là tôi chắc tôi cũng sẽ làm giống như anh. Bởi vì điểm chính trong luận cứ của tôi là anh ấy chưa thực sự gặp người phụ nữ này. Người phụ nữ anh ấy gặp là “không giống ai” đó là sản phẩm của mơ ước mà mong muốn của anh, không phải là thực tế. Thực tế là hàng tá phụ nữ quanh anh ấy mà anh ấy bỏ qua để theo dduori một bóng ma lãng mạn.

Và rồi cái tuần lãng mạn ấy cũng đến. Anh ấy biến mất trên mạng vài ngày. Khi anh ấy xuất hiện lại, thông điệp đầu tiên anh ấy gửi đến tôi là, “Thôi, tôi biết thế nào ông cũng bảo tôi câu là “tôi đã bảo mà” nhưng …”

Theo anh ấy, ngày đầu tiên có vẻ ổn, hơi lạ lạ và xa cách một chút. Nhưng rồi trọng lượng của những kỳ vọng quá nặng bắt đầu rơi vào ngà thứ hai. Cô ấy bắt đầu không thể hiểu nổi sự khác biệt trong lối sống của hai người, sự sống trên hai châu lục khác nhau. Tôi tưởng tượng thực tế như một cái tát vào mặt cô ấy: sao cô ấy lại ở trên một bãi biển xa lạ với một người đàn ông mà cô chỉ gặp trong vài giờ vào năm ngoái, và cô đang làm cái quái gì thế này.

Cô ấy nói với anh rằng cô ấy nghĩ họ nên là bạn.

Rõ ràng là bạn tôi vô cùng thất vọng. Nhưng đến ngày thứ ba, sự thất vọng trở thành sự giận dữ — không phải với cô ấy, mà với thực tế. Người phụ nữ mà “có tất cả những thứ anh ấy cần ở một phụ nữ,” và là người “không giống ai anh gặp trước đó,” chỉ trong ba ngày trở thành “trẻ con,” “không hiểu biết,” và “không đáng được đánh giá cao.”

Nhưng thực tế là cô ấy luôn là những thứ ấy. Cũng như việc anh ấy luôn chỉ như một người bạn với cô ấy thôi. Chỉ là vào giấy phút ấy họ mới nhận ra điều ấy.

Được dịch bởi AnhThu Bui